Lập trình viên là gì? Kỹ năng cần có của lập trình viên

lap-trinh-vien-la-gi
Các nhóm ngành lập trình chính trong IT

Nếu bạn là người thích làm việc với máy tính và có kỹ năng viết code, bạn có thể cân nhắc theo đuổi ngành lập trình máy tính. Nghề lập trình viên (Developer) đang đóng góp giá trị rất lớn cho không chỉ một mà nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ thông tin, kinh doanh, học thuật, đến y tế, dịch vụ công ích, v.v.

Công việc của lập trình viên không chỉ gói gọn trong phạm vi doanh nghiệp, tổ chức; mà còn có thể theo đuổi hoặc chọn con đường freelance. Vì vậy, cơ hội nghề nghiệp developer lại càng trở nên đa dạng và có triển vọng. 

Vậy chính xác thì Developer là gì, công việc của lập trình viên làm gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao? Cùng Cake tìm hiểu để định hướng nghề nghiệp cho bản thân tốt hơn nhé!

Lập trình viên là gì và cần học những gì?

❓Lập trình viên là gì?

Lập trình viên tiếng Anh là "programmer" hoặc "developer". Đây là công việc phụ trách quá trình viết mã (coding) để hỗ trợ các thao tác trên máy tính, ứng dụng hoặc phần mềm và điều khiển cách những mã này hoạt động. Máy tính, dưới bàn tay của các lập trình viên (tiếng Anh là Programmer hay Developer), thực hiện những chỉ dẫn của một chương trình máy tính mà những chuyên gia này viết ra và thử nghiệm. 

❓Lập trình viên học ngành gì?

Developer phải biết cách sử dụng một loại ngôn ngữ lập trình đặc biệt để “giao tiếp” với máy tính, ứng dụng và các hệ thống liên quan. Như đã nói, các kỹ năng coding đang có nhu cầu cao trên khắp thế giới, trong mọi ngành công nghiệp, nghề Developer vì thế mà ngày càng trở nên “hot” với vô số cơ hội và mức lương cạnh tranh.

Nếu như bạn là người mới bắt đầu và muốn tiếp cận ngành nghề này, học một bằng cử nhân về kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính, toán học hoặc lĩnh vực kỹ thuật có liên quan là lý tưởng nhất. Nếu bạn muốn có nhiều cơ hội thăng tiến cho nghề lập trình viên, bạn có thể lấy bằng thạc sĩ về lập trình máy tính. 

❓Mức lương nghề lập trình viên hiện nay là bao nhiêu?

Mức lương trung bình của developer ở vị trí nhân viên là 11-15 triệu VNĐ/tháng. Tùy vào bằng cấp và kinh nghiệm trong nghề lập trình viên mà con số này có thể dao động từ khoảng 8 triệu đến 40 triệu VNĐ/tháng. 

Lập trình là làm gì?

Cơ hội việc làm phong phú, mức lương cao và nhiều cơ hội thăng tiến, vậy chính xác lập trình viên làm những công việc gì? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Cake tìm hiểu về 10 nghề programming/developer “hot” nhất dưới đây:

1. Lập trình web

Nghề lập trình web tiếng Anh là Web Developer, với công việc chính là tạo lập và thiết kế các trang web.

Công việc của lập trình viên web gồm có:

  • Chịu trách nhiệm về cả giao diện và cách thức hoạt động của trang web
  • Kiểm tra, đánh giá website trước khi phát hành
  • Khắc phục lỗi để đảm bảo rằng website đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng sau khi phát hành

2. Lập trình viên Java

Java là ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi để mã hóa các ứng dụng và website. Đây luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của các lập trình viên trong hơn hai thập kỷ qua, với hàng triệu ứng dụng Java được đưa vào sử dụng.

Công việc của một Java Developer là phát triển các ứng dụng và phần mềm bằng ngôn ngữ lập trình này. Những lập trình viên Java cộng tác với các kỹ sư phần mềm, web developer,... để áp dụng Java trong phát triển các ứng dụng kinh doanh, trang web,....

Đọc thêm: Top 20+ câu trả lời câu hỏi phỏng vấn Java chất lượng

3. Lập trình viên python

Python hiện là ngôn ngữ lập trình cấp cao, đa mục đích được sử dụng rộng rãi nhất, cho phép lập trình theo mô hình hướng đối tượng và thủ tục.

Công việc của lập trình viên Python bao gồm: 

  • Viết và kiểm tra mã
  • Gỡ lỗi chương trình 
  • Tích hợp ứng dụng với các dịch vụ web của bên thứ ba. 

Để thành công trong vai trò này, bạn cần hiểu và biết cách sử dụng logic phía máy chủ cũng như có kỹ năng làm việc nhóm tốt.

4. Lập trình viên iOS

Các Developer chuyên về iOS cần phải làm quen với kiến trúc phần mềm của Apple và khả năng tương thích của nó với các hệ thống khác.

Công việc của nhà phát triển iOS bao gồm:

  • Thiết kế, xây dựng và thử nghiệm ứng dụng cho các thiết bị di động chạy phần mềm điều hành iOS của Apple 
  • Bảo trì ứng dụng
  • Hỗ trợ người dùng
  • Quản lý truy cập dữ liệu. 

Apple iOS là một trong những hệ thống được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, vì thế mà các lập trình viên iOS đang rất được săn đón.

5. Lập trình viên Android

Lập trình viên Android tạo ra các ứng dụng được sử dụng trên điện thoại và máy tính bảng Android, làm việc cho các tổ chức lớn hoặc trực tiếp cho một công ty phát triển ứng dụng.

Công việc của các Android Developer bao gồm:

  • Thiết kế phần mềm và ứng dụng cho thiết bị Android và Google Play Store
  • Đảm bảo khả năng tương thích của ứng dụng với nhiều phiên bản Android và loại thiết bị
  • Xác định và khắc phục các tắc nghẽn và sửa lỗi
  • Giúp duy trì chất lượng mã, tổ chức và tự động hóa

6. Lập trình viên C++

C ++ là ngôn ngữ lập trình đa năng, có các tính năng lập trình mệnh lệnh, hướng đối tượng hoặc tổng quát. C ++ chạy trên nhiều nền tảng như Windows, Linux, Unix, Mac,....

Công việc của lập trình viên C++ bao gồm:

  • Áp dụng kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ lập trình này để phát triển các ứng dụng phần mềm dành cho máy tính và thiết bị di động, cũng như các hệ thống nhúng (embedded system)
  • Hợp tác với các bên liên quan để xác định các yêu cầu ứng dụng, triển khai phần mềm và bảo trì hệ thống phần mềm

7. Lập trình viên front-end

Front-end Developer là gì? Lập trình front-end/ giao diện là công việc sáng tạo và duy trì tất cả những yếu tố của trang web hoặc ứng dụng mà người dùng sẽ sử dụng để tương tác (giao diện người dùng -UI), ví dụ như nút bấm, thanh tìm kiếm hoặc videos. Các nhà phát triển xây dựng UI sử dụng những công cụ như ReactJS, Cycle JS,... 

Công việc của lập trình viên front-end nhằm đảm bảo trải nghiệm liền mạch và điều hướng nhanh chóng, dễ dàng cho người dùng. Quá trình này bao gồm công đoạn phát triển mã cho các yếu tố trực quan, tiến hành thử nghiệm trải nghiệm người dùng/ user experience (UX), tối ưu hóa và không ngừng cải tiến giao diện sản phẩm. 

mau-cv-front-end
Mẫu CV front-end tạo bởi Cake

📍Tham khảo 10+ mẫu CV mới nhất tại đây để biết cách tạo CV online chuyên nghiệp!

8. Lập trình viên back-end

Để trả lời câu hỏi “Back-end Developer là gì?”, trước hết bạn cần phải hiểu đằng sau mỗi trang chủ web là một cơ chế giúp xử lý dữ liệu và thực hiện các hành động với thông tin.

Công việc của lập trình viên back-end bao gồm:

  • Phụ trách xây dựng cấu trúc này. 
  • Tham gia vào việc lưu trữ dữ liệu, bảo mật và 

Không giống như các Front-end Developer - những người kiểm soát mọi thứ bạn nhìn thấy trên trang web, các nhà Back-end Developer phụ trách các chức năng phía máy chủ khác mà bạn không thể nhìn thấy.

9. Lập trình viên PHP

Lập trình viên PHP là gì? Công việc của lập trình viên PHP (PHP Programmer) bao gồm:

  • Viết logic cho ứng dụng web phía máy chủ sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP. 
  • Phát triển các thành phần back-end, kết nối ứng dụng với các dịch vụ web khác (thường là bên thứ ba) 
  • Hỗ trợ các Front-end Developer bằng cách tích hợp công việc của họ với ứng dụng.

10. Lập trình viên full-stack

Nếu bạn đã đọc đến đây và thắc mắc Full-stack Developer là gì, thì nói đơn giản, công việc của Full-stack Developer bao gồm:

  • Chịu trách nhiệm trong cả quy trình phát triển front-end và back-end. 
  • Thiết kế, cải thiện và duy trì các nền tảng hoàn chỉnh với cơ sở dữ liệu hoặc máy chủ. Các máy chủ này không cần ứng dụng của bên thứ ba khác để xây dựng toàn bộ hệ thống từ đầu.

Những yếu tố để trở thành lập trình viên

Kiến thức chuyên môn cần có cho nghề lập trình viên:

  • Kiến thức nâng cao về các ngôn ngữ lập trình (HTML5, Python, Java, C ++ và PHP)
  • Kiến thức về hệ thống phần mềm và khung phần mềm (software system and framework)
  • Kiến thức về giao diện người dùng/ UI và trải nghiệm người dùng UX
  • Có kinh nghiệm với các khung lập trình Object-Relational Mapping (ORM) - cơ chế lập trình thực hiện ánh xạ cơ sở dữ liệu sang các đối tượng trong các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng
  • Hiểu biết về các công nghệ phát triển Agile - một phương pháp phát triển phần mềm tập trung vào tính linh hoạt, cộng tác và hiệu quả cho phép các nhóm cung cấp các sản phẩm cho người dùng nhanh nhất có thể

5 kỹ năng quan trọng của Developer:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng làm việc độc lập
  • Kỹ năng làm việc dưới áp lực cao
  • Nhạy bén trong việc tiếp cận ngôn ngữ hoặc công nghệ mới
ky-nang-cung-ky-nang-mem
Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm


🔎 Kết luận: 

Nếu bạn đã có trong tay bằng cấp và chứng chỉ phù hợp, điều cần làm để tìm việc Developer thành công là hãy tạo CV online và website portfolio thật ấn tượng cũng như chuẩn bị kỹ càng cho vòng phỏng vấn. Tham khảo series bài viết hướng dẫn cách viết CV lập trình viên/IT Programmer tại đây nhé! 

Xem thêm: Học Công nghệ thông tin ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp ngành IT 2023

Cake là một trong các trang web tuyển dụng uy tín, được nhiều doanh nghiệp và ứng viên lựa chọn. Dù bạn đang tìm kiếm chương trình thực tập, việc làm online hay full-time thì đều có thể dễ dàng tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mình mong muốn. Tìm kiếm việc làm phù hợp và ứng tuyển ngay hôm nay!

--- Tác giả bài viết: Dasie Pham ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

Resume Builder

Build your resume only in minutes!

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
May 9th 2024

6 mẫu email trả lời thư mời nhận việc cực chuẩn

Dù chấp nhận hay từ chối, hãy viết email trả lời thư mời nhận việc sớm để giúp nhà tuyển dụng kịp thời chuẩn bị các bước tiếp theo nhé!