FOMO là gì? Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực thế nào đến người trẻ?

fomo-la-gi
Hội chứng FOMO ảnh hưởng đến người trẻ như thế nào?

FOMO nghĩa là gì?

FOMO là viết tắt của “fear of missing out”, tạm dịch là nỗi sợ bỏ lỡ. Câu hỏi “fear of missing out là gì và ảnh hưởng thế nào đến con người” đã thu hút được sự chú ý của công chúng và giới tâm lý học vào năm 2004. Đây là năm mà Facebook - một không gian trực tuyến nơi mọi người có thể hiển thị công khai các mối quan hệ xã hội cuộc sống của mình, được ra mắt. 

Thuật ngữ FOMO từ đây được sử dụng để mô tả một hiện tượng tâm lý liên quan đến việc sử dụng MXH, bao gồm nhận thức về việc bỏ lỡ, cảm giác lo lắng và các hành vi cưỡng chế như kiểm tra và làm mới các trang web liên tục để duy trì kết nối xã hội. 

Mạng xã hội là một trong những nguyên nhân lớn, nhưng không phải là duy nhất, gây ra hiệu ứng tâm lý FOMO. Nhu cầu được hòa nhập và nỗi sợ mất mát tồn tại ngoài không gian mạng và đã có trước cả Internet.

Ví dụ, FOMO ở người trẻ biểu hiện khi họ cảm nhận áp lực đồng trang lứa, hoặc sợ bị bỏ lại trong “cuộc đua” xu hướng khi họ không mua được một món đồ được quảng cáo là "phải có".

Mặt tốt của hội chứng FOMO

Bạn có thể đã nghe thấy một người phàn nàn rằng họ “bị FOMO”. Nhưng hiệu ứng tâm lý này không hoàn toàn xấu. Người trẻ và FOMO thực ra có mối quan hệ tích cực hơn chúng ta vẫn thường nghĩ.

FOMO tạo động lực cho rất nhiều người trẻ hoạt động tích cực hơn và khám phá nhiều trải nghiệm mới. Sự lo lắng về việc bỏ lỡ có thể thúc đẩy họ tìm hiểu và phát triển mạng lưới xã hội, hay khám phá sở thích mới. 

Dưới đây là một số mặt tích cực cụ thể của hiệu ứng FOMO trong cuộc sống và công việc của người trẻ:

1. FOMO thúc đẩy quá trình trau dồi kiến thức.

Chính vì vậy, hội chứng tâm lý FOMO tưởng chừng đáng sợ, lại có thể đóng vai trò như động lực giúp một người tiếp tục học hỏi và phát triển bản thân. 

Chẳng hạn, nỗi lo lắng về việc bỏ lỡ có thể khiến một học sinh muốn tham gia vào các hoạt động xã hội, tham dự sự kiện, hoặc theo đuổi các sở thích mới một cách tích cực.

Điều này tạo ra cơ hội tiếp xúc với nhiều luồng thông tin và ý tưởng mới, từ đó mở rộng kiến thức và hiểu biết về thế giới xung quanh. 

2. FOMO tạo động lực mở rộng mối quan hệ/networking.

Nỗi sợ bỏ lỡ có thể thúc đẩy thanh niên tham gia các hoạt động xã hội, kết nối với bạn bè và cộng đồng của mình để tránh bị cô lập.

Việc tham gia các sự kiện, hội nhóm và hoạt động chung có thể giúp họ mở rộng networking và trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết khi đi làm sau này.

networking-la-gi
Đọc thêm: 5 bí quyết để networking hiệu quả

3. FOMO tăng cường sự sáng tạo và đổi mới.

Hiệu ứng FOMO ở người trẻ có thể thôi thúc sự tìm kiếm những ý tưởng mới, sáng tạo để không bị tụt hậu. Đây chính là động lực để người trẻ khám phá những điều mới mẻ, thử nghiệm những ý tưởng độc đáo và phát triển những sản phẩm, dịch vụ đột phá.

4. FOMO nâng cao tinh thần trách nhiệm và kỷ luật.

Những người với tâm lý FOMO có xu hướng trở nên trách nhiệm và kỷ luật hơn trong việc hoàn thành mục tiêu và dự định.

Như vậy, nỗi lo lắng bỏ lỡ deadline, bỏ lỡ cơ hội quan trọng có thể thúc đẩy chính người trẻ tập trung, sắp xếp thời gian hợp lý và nỗ lực hoàn thành công việc để đạt được mục tiêu và thăng tiến trong công việc.

Tuy nhiên, điều quan trọng là cần kiểm soát FOMO ở mức độ hợp lý để tránh những tác hại tiêu cực. Thay vì chỉ tập trung vào những gì người khác đang làm hay đang có, người trẻ vẫn nên tập trung vào mục tiêu và giá trị của bản thân nhiều hơn để phát triển một cách tích cực. 

Ảnh hưởng tiêu cực của hội chứng FOMO

Hiệu ứng FOMO chưa phải là một bệnh tâm lý có thể được chẩn đoán y khoa, nhưng lại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất của một người ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Khi FOMO vượt ngoài tầm kiểm soát, người trẻ có thể bị ảnh hưởng theo một số cách sau:

1. Dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội.

Hội chứng tâm lý FOMO khiến người dùng mạng xã hội liên tục kiểm tra thông báo vì lo sợ lỡ mất một cập nhật mới, dẫn đến việc sử dụng mạng xã hội quá mức.

Lâu dài, việc dành quá nhiều thời gian trên không gian mạng cũng đồng nghĩa với sự mất kết nối với thế giới thực, các mối quan hệ thực và các hoạt động có ý nghĩa.

2. Lo âu, căng thẳng và stress.

Hiệu ứng FOMO trở nên nguy hiểm khi việc luôn lo lắng bỏ lỡ những trải nghiệm, cơ hội hay xu hướng dẫn đến lo âu, căng thẳng và stress kéo dài.

Nỗi ám ảnh về việc "bị bỏ lại phía sau" có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khả năng tập trung và dẫn đến các vấn đề sức khỏe tinh thần nghiêm trọng hơn ở người có tâm lý FOMO.

3. Mang tâm lý năng suất độc hại.

FOMO và Toxic Productivity (có nghĩa là “năng suất độc hại”) là hai thuật ngữ tưởng chừng không liên quan nhưng lại có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người trẻ. 

Nỗi sợ hãi bỏ lỡ cơ hội và thành công có thể khiến một người bị cuốn vào vòng xoáy OT làm việc quá sức, liên tục bận rộn và không cho phép bản thân nghỉ ngơi.

Việc liên tục làm việc và đạt được thành công có thể “làm dịu” tâm lý FOMO tạm thời, nhưng cũng tạo ra áp lực phải làm việc để tiếp tục duy trì hiệu suất.

4. Mua sắm bốc đồng.

FOMO là nguồn gốc của hàng ngàn lượt “chốt đơn” mỗi ngày. Để theo kịp xu hướng hoặc sở hữu những món đồ mà người khác có, người tiêu dùng có thể vô tình mua sắm không cần thiết và chi tiêu quá mức. Điều này có thể gây lãng phí và trầm trọng hơn là ảnh hưởng đến tình hình tài chính cá nhân.

Cách hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của FOMO

🔑 Giảm thời gian sử dụng mạng xã hội.

Việc liên tục nhìn thấy hình ảnh mọi người đang vui vẻ và tận hưởng cuộc sống trên mạng xã hội có thể làm trầm trọng tâm lý FOMO và khiến bạn cảm thấy bản thân đang bỏ lỡ điều gì đó.

Hãy dành thời gian nghỉ ngơi mà không phụ thuộc vào mạng xã hội, hoặc ưu tiên theo dõi những tài khoản truyền tải thông điệp thực tế, tích cực.

🔑 Rèn luyện tư duy tích cực.

Tư duy tích cực giúp bạn đối diện với những khó khăn trong cuộc sống bằng góc nhìn lạc quan và thực tế. Việc rèn luyện tư duy tích cực có thể giúp bạn hạn chế ảnh hưởng của hiệu ứng FOMO và sống một cuộc sống hạnh phúc hơn. 

tu-duy-tich-cuc
Làm sao để suy nghĩ tích cực?

🔑 Đặt ra những kỳ vọng thực tế.

Để “đối phó” với FOMO, bạn cũng cần nhận ra rằng không có tất cả mọi thứ cũng không sao. Hãy nhớ rằng không có cuộc sống của ai là hoàn hảo cả, đồng thời bắt đầu đặt ra những mục đích và tiêu chuẩn hơn hợp lý cho bản thân.

🔑 Tập trung vào hành trình của riêng mình.

Điều gì là quan trọng nhất đối với bạn trong cuộc sống? Bạn muốn đạt được điều gì trên hành trình của riêng mình? Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng và tập trung vào những gì thực sự quan trọng đối với bản thân. 

Thay vì giữ tâm lý FOMO và so sánh bản thân với những người khác, hãy tập trung vào đích đến của riêng mình.

Có nhiều cách để định hướng lại mục tiêu của bản thân, chẳng hạn, nhiều bản trẻ hiện nay lựa chọn gap year (năm tạm nghỉ) để khám phá, phát triển bản thân và tạm “thoát khỏi” nhịp sống hối hả, học cách sống chậm hơn.

🔑 Chăm sóc bản thân.

Khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, FOMO có thể trở nên tồi tệ hơn. Đừng quên dành thời gian cho bản thân để thư giãn và nạp lại năng lượng bằng cách tập thể dục, ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và dành thời gian cho các sở thích cá nhân nhé!

🔑 Tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia.

Nếu như bạn cảm thấy hội chứng FOMO đang gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống cá nhân, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý. Họ có thể cung cấp cho bạn các công cụ và sự trợ giúp cần thiết để quản lý FOMO và cải thiện sức khỏe tinh thần.



📍 Kết luận

Sự phát triển của mạng xã hội, cộng với các yếu tố kinh tế - xã hội của thời đại như dịch Covid-19, làn sóng lay-off, sự thay đổi nhanh chóng các tiêu chuẩn xã hội đã khiến hiệu ứng FOMO trở thành một một phản ứng tâm lý rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. 

Vậy nên, hiểu rõ FOMO nghĩa là gì có thể giúp người trẻ tự điều chỉnh hành vi và cảm xúc, kiểm soát chứng sợ bỏ lỡ, từ đó đạt được sự cân bằng và hạnh phúc trong cuộc sống.

Đọc thêm: Work-life balance là gì? Cách duy trì sức khỏe tinh thần nơi công sở

Với Cake Meet, bạn có thể SWIPE.MATCH.MEET với bất kỳ ai để mở rộng networking. Còn nếu đang tìm việc, đây sẽ là một ứng dụng vô cùng hay ho cho bạn bởi có rất nhiều nhà tuyển dụng trên đó!

--- Tác giả: Dasie Pham ---

3 Benefits of Subscribing to Cake's Newsletter

  • Bi-weekly newsletter updates
  • Industry trends and skills recommendation
  • Latest job openings and job search information
Newsletter

More Articles you might be interested in

Latest relevant articles
Workplace
Nov 8th 2024

Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ví dụ & Ứng dụng trong đời sống

Bài viết giúp bạn tìm hiểu về tháp nhu cầu Maslow và cách áp dụng mô hình tâm lý giải thích động lực con người trong Marketing, Quản trị, Giáo dục,...